GIA PHẢ

CHI TỘC NGUYỄN VĂN
 
 Muôn cành vạn lá của cây bắt đầu từ gốc, nghìn dòng vạn nhánh của sông đều bắt đầu từ nguồn. Tổ Tiên của con người cũng như gốc của cây, nguồn của sông vậy. Về sau, gốc ăn sâu, nguồn lan xa thì chia thành cành, thành nhánh, không biết cơ man nào mà kể. Cành đã chia ra, thì một cành lại có Tổ của một cành; nhánh đã tách biệt, thì một nhánh lại có Phả của một nhánh. Tuy giống nhưng lại khác nhau đấy. Cái thế ắt là như vậy, nhưng không thể không tìm ngược trở lên cái gốc, cái nguồn của nó. 
Theo phong tục tập quán của người Việt con cháu thờ cúng Gia tiên đến 5 đời ( gọi là kỵ hay là Cao Tổ). Chi tộc Nguyễn Văn thờ từ Cụ Cao Cao Tổ tại gia là cụ Cao Cao Tổ Nguyễn Văn Thựu. Cụ là con thứ ba của Tiên Tổ Nguyễn Đức Lạng và thuộc nghành cả ( Tiên Tổ Huyền Minh), cụ thuộc đời thứ 11 và hiện nay còn là chi nhánh thứ 8 của Nhất Tổ/Thuỷ Tổ Nguyễn Đại Lang tự là Hướng Thiện. Nhất Tổ Nguyễn Đại Lang đã đi  rất nhiều nơi nhưng khi đến vùng đất ngày nay có tên gọi là Hương Cát.  Cụ đã cảm nhận thấy vùng đất này đẹp thay. Vùng đất bên dòng sông Ninh Cơ uốn lượn, thấm đậm phù xa, đây thật là vùng đất tốt tươi, khí anh linh nơi đây mà dựng cơ nghiệp sẽ được lâu bền, nên đã chọn nơi đây làm nơi ở, thì đương nhiên là có lợi cho con cháu muôn đời. Cụ đã dựng cơ nghiệp cùng với các cụ Thuỷ Tổ họ Phạm, Lưu, Đoàn, Lê, Đặng… khai khẩn đất đai hoang dã, cày ruộng, cấy lúa, trồng khoai, cùng nhau làm việc, cùng nhau nghỉ ngơi, dần dần con cháu đông đúc, dựng thành làng xóm. Đến năm 2016, con cháu của cụ đã truyền thừa được 19 đời. 
Tộc phả đều chép rõ sự hình thành và phát triển của gia đình dòng Họ. Tộc phả ghi rõ các thế thứ, hệ thống, sự tích và hành vi của các bậc tiền nhân, lưu lại về sau cho con cháu nghiên cứu học tập, ưu điểm nên noi theo, khuyết điểm nên bồi bổ, để làm vật báu của gia thế, treo làm đèn sáng cho dòng tộc. Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày phải luôn luôn theo tấm gương sáng ngời của các bậc tiền nhân để phát huy truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, truyền thống hiếu học, để những thế hệ kế tiếp noi theo và hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của gia đình, dòng Họ, vươn tới những điều tốt đẹp nhất của nhân loại là: “ Chân – Thiện – Mỹ ”.
Nước có nguồn, cây có cội, đức tài bồi luôn nhớ công xưa
Chim có tổ, người có tông, ơn tạo lập mãi ghi nghĩa cũ
Quê hương là nơi cha mẹ, ông bà, tổ tiên ta ở và khi mất đi gửi lại thân xác ở đó. Dù sống nơi đâu trên trái đất này, ai cũng nhớ về quê hương. “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi…Nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Đó là những vần thơ trong bài thơ đã được phổ nhạc, mà mỗi khi nghe ta cảm thấy bồi hồi xúc động, ta càng cảm thấy thấm thía khi nhớ đến hai tiếng Quê hương.
      Mỗi con người, đều có 2 phần là thể xác và linh hồn. Linh hồn sẽ quyết định thể xác. Thể xác chỉ là cái áo không hơn không kém, chỉ khác rằng nếu cái áo bình thường thì con người có thể thay ra mặc lại, còn cái áo cao cấp này thì không thay đổi cho đến cuối đời. Như vậy, so với linh hồn, thể xác rất thấp bé, không giá trị. Thể xác chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian, nhưng linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu. " Sống ký tử quy" nghĩa là" Sống gửi thác về". Nhiều bác học cũng đã nhấn mạnh linh hồn vĩnh cửu, ví dụ như Decater có nói “tôi tư duy là tôi tồn tại”. Sự tồn tại của con người thực chất là sự tồn tại linh hồn chứ không phải tồn tại về thể xác. Thật vậy, một người có thể chết đi theo quan niệm “cái chết” thông thường nhưng có thể họ sẽ sống mãi trong lòng của mọi người, đối với mọi người họ không bao giờ chết. Đó là sự tồn tại vĩnh cửu linh hồn họ trong ý thức của người khác. Ngoài Decater, nhà Triết học Platon cũng đã đề cao linh hồn, ông cho rằng tri thức đích thực không thể nhận biết được nếu không dùng tư duy con người (linh hồn nhận thức tri thức). Ông coi thường những giác quan của con người (được tạo ra từ thể xác). Đối với ông tri thức đích thực sẽ không nhận thức được bằng giác quan thông thường.
       Trải qua hàng trăm năm, dòng dõi của Cụ Thủy Tổ Nguyễn Hướng Thiện vẫn tồn tại, phát triển không ngừng. Tình cảm cốt nhục, tình yêu thương các thế hệ trong dòng Họ đều có tôn ti, trật tự, đó là truyền thống, tinh hoa quý báu của Tổ tiên truyền lại.
Để gìn giữ lại cho muôn đời sau, con cháu có nhiệm vụ phải viết tiếp tục viết Tộc phả. Dù ở quê hương hay xa quê hương, nhờ có Tộc phả con cháu đã tìm về với cội nguồn, tìm về với Tổ tông, thắp nén tâm hương dâng cúng Tổ Tiên, niềm vui trong lòng dâng lên tràn đầy, cảm động, sung sướng biết bao nhiêu vì biết được Tổ tông.
Thuỷ Tổ Nguyễn Hướng Thiện cùng các cụ Thuỷ Tổ họ Nguyễn Hai, Nguyễn Ba, họ Lưu, họ Phạm, họ Đoàn, họ Lê, họ Đặng… đến vùng đất bên sông Ninh Cơ này khai sáng lập nên làng HƯƠNG CÁT vào khoảng cuối thời nhà TRẦN (1226-1400).
Ngày nay bia đá ở Đền thờ thành hoàng làng có ghi:
“ Tự bắc ri lai giang ngạn chinh vân trần đại thuỷ
   Cư nam an cát, hải an sinh, tụ thập công tiền”
       Làng Hương Cát có 3 dòng họ Nguyễn là: Nguyễn Cả, Nguyễn Hai và Nguyễn Ba. Tộc phả của cả ba dòng họ đều không ghi lại tại sao lại như vậy? Về luật pháp thì gọi chung là họ Nguyễn nhưng việc hôn nhân từ trước tới nay trai gái ba dòng họ Nguyễn đều kết hôn với nhau.
Gia phả Nguyễn Văn chi tộc được sao chép từ Tộc phả của dòng họ Nguyễn Cả Hương Cát và viết tiếp cho muôn đời sau.
Chi tộc Nguyễn Văn thờ Cụ Cao Cao Tổ tại gia là cụ Cao Cao Tổ Nguyễn Văn Thựu. Cũ đã kết duyên cùng cụ Nguyễn Thị Đa và sinh được 2 người con trai, con trai cả là Nguyễn Văn Toại, con trai thứ là Nguyễn Văn Rĩ thân thế và sự nghiệp của Cụ trong Tộc phả không chép. Con cháu của cụ đã kế tiếp nhau nối dõi đến năm 2016 là đời thứ 7. Tổng số chút chít chụt của cụ Cao Tổ hiện nay đang sống là 18 người. Đến năm 1974 nghe theo tiếng gọi của Chính Phủ một người chắt cả của cụ đã đi khai hoang lập cơ nghiệp mới tại thôn Ngọn Đồng, xã Hưng Khánh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

"Nước có nguồn, cây có cội"
Sông mà dài, nguồn của nó ắt sâu,
Không bị cái gì đó bồi lấp,
Mà nhánh dòng thông suốt.
Cây tốt tươi, gốc của nó ắt sâu,
Không bị cái gì xâm hại,
Mà hoa trái xum xuê.
Ta nhìn xuống dòng sông Ninh Cơ,
Mênh mông bát ngát,
Ta nhớ tới nơi gốc thiện từ đó nảy sinh.
Ta đứng trên gò đất cao,
Xanh rờn tươi tốt,
Ta nghĩ về việc noi theo gốc phúc.
Ta nguyện dẫn dắt chúng, vun đắp chúng, 
Để gìn giữ gia phong của ta,
Cùng với giang sơn này còn mãi tới vô cùng.

ĐỜI THỨ NHẤT CỦA NGUYỄN VĂN CHI TỘC - LÀ ĐỜI THỨ 11 DÒNG HỌ NGUYỄN CẢ HƯƠNG CÁT.

Đời thứ 1: Cụ Cao Cao Tổ khảo Nguyễn Văn Thựu. Là đời thứ 11 của dòng họ Nguyễn Cả Hương Cát. Mất ngày 18/12. Mộ phần: Làng Hương Cát, TT Cát Thành.
Vợ là : Cụ Cao Cao Tổ tỷ Nguyễn Thị Đa.
Thân thế và sự nghiệp của Cụ không có chép trong Tộc phả. Mất ngày 27/9. Mộ phần: Làng Hương Cát, TT Cát Thành.


ĐỜI THỨ 2 (Đời thứ 12 dòng họ Nguyễn Cả Hương Cát - TT Cát Thành):

Cụ Cao Cao Tổ Nguyễn Văn Thựu sinh ra 2 người con trai là Nguyễn Danh Toại và Nguyễn Văn Rĩ (Đời thứ 2 và cũng là hậu duệ đời thứ 12 của Nhất Tổ Nguyễn Hướng Thiện).

2.1. Nguyễn Danh Toại: Tằng Tổ khảo Nguyễn nhất lang húy danh Toại hiệu vĩnh thành. Mất ngày 17/01.
       Nguyễn Thị Thu: Tằng Tổ tỷ Nguyễn thị hàng tam húy Thu hiệu tiên hoa. Mất ngày 24/8. Mộ phần của cụ ông và bà đều ở: Làng Hương Cát, TT Cát Thành.
2.2. Nguyễn Văn Rĩ: Tằng Tổ khảo hương thôn kỳ lão Nguyễn Nhì lang húy Rĩ hiệu từ thuận.
Tằng Tổ tỷ Nguyễn thị hàng tam húy Quyến hiệu tư thục.

ĐỜI THỨ 3 (Đời thứ 13):

3.1. Cụ Nguyễn Danh Toại sinh ra 4 người con: 01 người con gái Nguyễn Thị Trai và 3 người con trai là Nguyễn Văn Ruy, Nguyễn Văn Thấu, Nguyễn Văn Tốn (Đời thứ 3 và cũng là hậu duệ đời thứ 13 của Thủy Tổ Nguyễn Hướng Thiện).
3.2. Cụ Nguyễn Văn Rĩ sinh ra 5 người con: 3 con trai và 2 con gái là Nguyễn Văn Rạng, Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Văn Tới (Đời thứ 3 và cũng là hậu duệ đời thứ 13 của Nhất Tổ Nguyễn Hướng Thiện).

ĐỜI THỨ 4 (Đời thứ 14):

4.1.1 Cụ Nguyễn thị Trai lấy chồng và sinh ra  2 người con gái là Nguyễn Thị Trọng, Nguyễn Thị Chế đều lấy chồng tại quê. Cụ Nguyễn Thị Trọng lấy chồng nhưng không có con. Cụ Nguyễn thị Chế lấy chồng làm kê thất, sinh được 2 người con trai là Nguyễn Văn Chủng, Nguyễn Văn Măng hiện nay đang sinh sống tại quê). Đời thứ 4 và cũng là hậu duệ đời thứ 14 của Nhất Tổ Nguyễn Hướng Thiện.

4.1.2. Cụ Nguyễn Văn Ruy có 2 người vợ. Chính thất là Nguyễn Thị Lừng ( con ông bà Nguyễn Văn Lãnh cùng quê) sinh ra 1 con trai là Nguyễn Văn Quăng và Nguyễn Thị  Quán. Kê thất là Mai Thị Nuôi ( con ông bà Lãm cùng quê) sinh ra 1 con trai là Nguyễn Văn Vãn và Nguyễn Thị Vè chết trẻ. (Đời thứ 4 và cũng là hậu duệ đời thứ 14 của Nhất Tổ Nguyễn Hướng Thiện).

4.1.3. Cụ Nguyễn Văn Thấu có 1 người vợ là Nguyễn Thị Nhớn ( con ông bà Nguyễn Văn Miện cùng quê) sinh ra 1 người con trai là Nguyễn Văn Mậm ( Rao) năm 1927, lớn lên đi bộ đội chống Pháp và hy sinh ngày 4 tháng 9 (Dương lịch), được ghi danh là Liệt sỹ mộ phần tại Nghĩa trang liệt sỹ quê nhà nhưng chưa tìm thấy hài cốt. (Đời thứ 4 và cũng là hậu duệ đời thứ 14 của Nhất Tổ Nguyễn Hướng Thiện).

4.1.4. Cụ Nguyễn Văn Tốn có 1 người vợ là Lưu Thị Liên ( con ông bà Lưu Văn Thóc cùng quê) sinh ra 3 người con gái là nhất nương Nguyễn Thị Xin, sinh năm 1928-2005, lớn lên đi lấy chồng là Bùi Văn Nhưng ở Thái Bình, nhị nương Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1930-2007, lớn lên đi lấy chồng là Lưu Văn Thinh ở Hải Phòng, và tam nương Nguyễn Thị Tâm sinh năm 1933-2010, lớn lên đi lấy chồng Cao Văn Lợi ở huyện Xuân Trường, Nam Định. Đời thứ 4 và cũng là hậu duệ đời thứ 14 của Nhất Tổ Nguyễn Hướng Thiện.

4.2. Con của Cụ Hậu Tằng Tổ Nguyễn Văn Rĩ.

4.2.1. Cụ Nguyễn Văn Rạng, lấy vợ là Nguyễn Thị Oai sinh ra con gái là Nguyễn Thị Miên ( Lấy chồng cùng quê, năm 1974 đi khai hoang lập nghiệm ở Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cùng 2 người con trai là Cảnh và Đảo).

4.2.2. Cụ Nguyễn Văn Nghị, lấy vợ là Nguyễn Thị Chắn cùng quê sinh con gái Nguyễn Thị Hiền lấy chồng cùng quê sinh ra Nguyễn Văn Chử, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Cam, Nguyễn Văn Huy.

4.2.3. Cụ Nguyễn Văn Tới, lấy vợ là  Nguyễn Thị Nhung cùng quê sinh…

4.2.4. Cụ Nguyễn Thị Tiệc, lấy chồng cùng quê sinh ra Nguyễn Văn Trà, Nguyễn Văn Khao và Nguyễn Thị Gái.

4.2.5. Cụ Nguyễn Thị Tuân, lấy chồng cùng quê, sinh con gái là Nguyễn Thị Gái, lấy chồng ở Hoà Bình.


ĐỜI THỨ 5 ( Đời thứ 15):


5.1. Con của Tổ Nguyễn Thị Trai:

5.1.1. Bà Nguyễn Thị Trọng con Tổ Nguyễn Thị Trai, lấy chồng cùng quê Ông … không có con.

5.1.2. Bà Nguyễn Thị Chế con Tổ Nguyễn Thị Trai, là kế thất Ông Nguyễn Văn Chế cùng quê, sinh ra con trai Nguyễn Văn Chủng và Nguyễn Văn Măng.

5.2. Con của Tổ Nguyễn Văn Ruy và Bà Nguyễn Thị Lừng:

5.2.1. Ông Nguyễn Văn Quăng, sinh năm 1925, lấy vợ là Nguyễn Thị Xướng sinh năm 1928, con ông bà Nguyễn Văn Khoan cùng quê, gia đình sinh sống ở quê đến năm 1974 cả gia đình đi khai hoang cùng bà con trong xã Trực Thành lên vùng đất thôn Ngọn Đồng, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, làm ăn sinh sống mất năm 200*. Sinh ra các con là:
-        Nguyễn Văn Kiên, sinh năm 1951
-        Nguyễn Thị Thoan, sinh năm 1953
-        Nguyễn Thị Tuyết, sinh năm 1958
-        Nguyễn Văn Chung, sinh năm 1963
-        Nguyễn Văn Khuôn, sinh năm 1968
-        Nguyễn Văn Viên, sinh năm 1972

5.1.2. Bà Nguyễn Thị Quán, sinh năm 1928, lấy chồng là Lưu Văn Tớn sinh năm 192*, con ông bà Lưu Văn …. cùng quê, gia đình sinh sống ở quê, xóm Bắc Hoà, thôn Hương Cát, Thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 
Sinh ra các con đời thứ 6 là:
-        Lưu Thị Nhạn, sinh năm 19…
-        Lưu Văn Quyết, sinh năm 19…
-        Lưu Thị Nhiệm, sinh năm 19…
-        Lưu Văn Rong, sinh năm 1962.
-        Lưu Văn Thống, sinh năm 1964

5.2. Con của Tổ Nguyễn Văn Ruy và Bà Mai Thị Nuôi:

5.2.1. Nguyễn Văn Vãn, sinh năm 1930, lấy vợ Nguyễn Thị Tỵ, sinh năm 1929, con ông bà Nguyễn Văn Bào cùng quê. Lớn lên cưới vợ rồi đi bộ đội kháng chiến chống Pháp năm 1946 thuộc Sư đoàn 320, hoạt động các vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang… rời quân đội về quê tháng 4 năm 1954, được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến hạng 3. Khi trở về quê tham gia sản xuất là xã viên hợp tác xã nông nghiệp Trực Thành. Đến năm 1978 sau một đợt ốm nhẹ thì qua đời khoảng giờ Tuất ngày 20-8-1978 (AL) vào đêm mưa bão, tang lễ được tổ chức vào ngày 21-8-1978, an táng ở Nghĩa trang nhân dân thôn Hương Cát.
Bà Nguyễn Thị Tỵ sinh sống cùng với bố mẹ chồng ở nhà là xã viên hợp tác xã nông nghiệp Trực Thành. Năm 1958 sinh con Nguyễn Văn Phồn, năm 1963 sinh con Nguyễn Hồng Thắng ( mổ sinh tại bệnh viện huyện Trực Ninh cũ tại Trực Cát). Đến năm 60 tuổi (1989) nghỉ hưu tại quê nhà, đến năm 1995 đi ra Hà Nội sinh sống cùng con trai Nguyễn Hồng Thắng, năm 2005 bị bệnh tiểu đường và mất ngày 30-11-2011(AL) trên đường đi cấp cứu lần thứ 3 từ nhà số 3 ngõ 91 phố Nguyễn Phúc Lai ra bệnh viện Nội Tiết Hà Nội. Tang lễ được tổ chức vào ngày 01-12-2011 tại bệnh viện quân đội 354 phố Đốc Ngữ-Hà Nội, rồi đưa về quê, tổ chức cho họ hàng bà con viếng và an táng tại nghĩa trang nhân dân thôn Hương Cát tại quê nhà.
Sinh ra các con đời thứ 6: 
- Nguyễn Văn Phồn . Năm 1958
- Nguyễn Hồng Thắng . Năm 1963

5.2.2. Nguyễn Thị Vè. Chết trẻ.

5.2.3. Bà Mai Thị Nuôi có một người con gái riêng là Mai Thị Vinh, lấy chồng tại xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

5.3. Con của Tổ Nguyễn Văn Thấu và bà Nguyễn Thị Nhớn

5.3.1. Nguyễn Văn Mậm ( Rao) sinh năm 1927, lớn lên đi bộ đội chống Pháp và hy sinh ngày 4 tháng 9 (Dương lịch), được ghi danh là Liệt sĩ mộ phần tại Nghĩa trang liệt sỹ quê nhà nhưng chưa tìm thấy hài cốt.

5.4. Con của Tổ Nguyễn Văn Tốn.

5.4.1. Nguyễn Thị Xin, sinh năm 1928-2005. Lớn lên đi lấy chồng là Bùi Văn Nhưng ở Thái Bình, sinh ra các con đời thứ 6 là….

5.4.2. Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1930-2007. Lớn lên đi lấy chồng là Lưu Văn Thinh ở Hải Phòng, sinh ra các con là…

5.4.3. Nguyễn Thị Tâm, sinh năm 1933-2010. Lớn lên đi lấy chồng Cao Văn Lợi ở huyện Xuân Trường, Nam Định, sinh ra các con là…

5.5. Con của Tổ Nguyễn Văn Rạng.

5.5.1. Nguyễn Thị Miên ( Lấy chồng cùng quê, năm 1974 đi khai hoang lập nghiệm ở Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cùng 2 người con trai đời thư 6 là Cảnh và Đảo).


5.6. Con của Tổ Nguyễn Văn Nghị.

5.6.1. Nguyễn Thị Hiền lấy chồng cùng quê sinh ra các con đời thứ 6 là Nguyễn Văn Chử, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Cam, Nguyễn Văn Huy.

5.7. Con của Tổ Nguyễn Văn Tới.

5.7.1. Con chết trẻ

5.8. Con của Tổ Nguyễn Thị Tiệc.

5.8.1. Nguyễn Văn Trà
5.8.2. Nguyễn Văn Khao
5.8.3. Nguyễn Thị Gái.

5.9. Con của Tổ Nguyễn Thị Tuân.
5.9.1. Nguyễn Thị Gái

ĐỜI THỨ 6:



Không có nhận xét nào: